Suốt cuộc đời làm quản giáo, ông Ghi cảm thấy thành công nhất là nhận một người từng là phạm nhân do ông quản lý làm con nuôi và lấy tên anh này để đặt cho con trai út.
Ý thức được khoảng cách của mình với phạm nhân, ý thức được mình phải có trách nhiệm cải tạo và giáo dục họ, nhưng bao giờ ông cũng đối xử với họ bằng sự chân thành nhất. Ông có niềm tin ở họ, và ngược lại, họ cũng luôn tin cậy, gửi gắm mọi tâm sự buồn vui với ông. Đó chính là bí quyết để Đại úy Nguyễn Đức Ghi cảm hóa được nhiều phạm nhân án dài, phạm trọng tội.
Những ngày Tết Giáp Ngọ, ngồi trò chuyện với ông, được nghe ông kể những khoảnh khắc phạm nhân đón Tết trong trại vô cùng xúc động, mới thấy, để chạm thức được vào trái tim tưởng như đã hóa đá của nhiều phạm nhân, không gì khác là phải dùng chính tình người.
Giờ thì Trại giam Nam Hà đã được xây mới, trên một khu đất rộng, khang trang, sạch đẹp, chứ không phải là những dãy nhà cấp bốn ẩm mốc tường rêu từ cách đây vài chục năm. Là một trong những cán bộ trại giam về nhận công tác từ khi trại mới thành lập, đến khi trại được xây mới thì Đại úy Nguyễn Đức Ghi lại nhận quyết định nghỉ hưu, vì thế, ông nói vui là không được hưởng lộc trại mới, thế nhưng, kết thúc nhiệm kỳ 30 năm công tác của mình, giờ đây Đại úy Nguyễn Đức Ghi có thể ung dung vui cảnh điền viên, vui vầy bên con cháu. Và quan trọng hơn cả, ông đã trở về, tâm hồn vô cùng thanh thản trong tâm thế của một con người đã cứu giúp, đã ươm mầm hướng thiện cho rất nhiều cuộc đời lầm lỗi.
Suốt thời gian công tác, Nguyễn Đức Ghi đã chứng kiến sự hối hận, đã chứng kiến sự trưởng thành của họ, và cùng vui với niềm vui, buồn với nỗi buồn của họ, trong đó có những người từng mắc trọng tội. Sau này được hòa nhập xã hội, họ đã tìm đến ông, có khi chỉ là để nắm lấy tay ông mà xin được gọi ông là "bố".
Cũng là một ngày cận Tết cách đây vài năm, khi đi kiểm tra các buồng giam, Đại úy Nguyễn Đức Ghi tình cờ phát hiện trong một buồng giam có mùi hương trầm thoang thoảng. Bước vào trong, ông nhìn thấy một phạm nhân đang quỳ lạy trước bát hương tự chế. Theo quy định của trại giam thì không được phép thắp hương trong phòng, nhưng trước cảnh tượng xúc động này, ông đã ngồi xuống bên cạnh phạm nhân đó hỏi thăm. Đại úy Ghi vừa cất lời, người này đã òa khóc nức nở như một đứa trẻ và tâm sự, anh ta vừa nhận được tin mẹ mất nên rất đau đớn và khẩn khoản: "Cán bộ hãy cho tôi được thắp hương mẹ một lần, tôi vừa nhận được tin mẹ mất ngày hôm qua. Tôi không thể về chịu tang nên đánh liều thắp hương trong buồng giam, dù biết có thể sẽ phải chịu kỷ luật".
Những lời động viên chân tình của người quản giáo cùng với quyết định sẽ không kỷ luật đã khiến người con vừa mất mẹ càng thêm xúc động. Anh ta ôm chầm lấy người quản giáo mà khóc. Sau này, phạm nhân ấy cải tạo rất tích cực, anh được giảm án liên tục và giờ đã trở thành người tự do, mỗi năm đến ngày tết, anh lại tìm về tận nhà người quản giáo năm xưa đã đối xử với mình bằng tấm chân tình, để biếu dù chỉ là một chai rượu tự nấu với lòng biết ơn vô hạn.
"Kỷ luật thép của trại giam đôi khi biến cán bộ quản giáo dưới góc nhìn của nhiều phạm nhân trở thành những con người chỉ biết thừa hành mệnh lệnh một cách cứng nhắc, lạnh lùng. Và không phải ai cũng đủ kinh nghiệm để nắm bắt tâm lý, tâm tư, tình cảm của phạm nhân để mà uốn nắn, giáo dục họ, nhưng một khi đã nắm bắt, đã chiếm được tình cảm, sự tôn trọng của các phạm nhân thì việc giáo dục, động viên họ sẽ dễ như trở bàn tay" - Đại úy Nguyễn Đức Ghi tâm sự.
Nhận một người từng là phạm nhân do mình quản lý làm con nuôi và còn đặt tên cho con trai theo tên của phạm nhân ấy là một câu chuyện hy hữu mà tôi được nghe từ ông. Coi ông như một người thầy, một người cha đáng kính, thế nên dưới sự giáo dục của ông, nhiều phạm nhân ngang bướng và hay có hành vi chống đối cảm thấy xấu hổ trước sự nhân từ của ông.
Không nói suông, cũng không đao to búa lớn, bằng những hành động nhỏ nhất, ông đã khiến nhiều phạm nhân rơi nước mắt khi được nhận viên thuốc lúc ốm đau hay nhận được cốc nước đường đá từ chính tay ông mang tới để giải khát trong những giờ lao động giữa ngày hè nóng bức. Mỗi phạm nhân là một số phận, một hoàn cảnh. Có người bản chất tốt nhưng phạm tội bồng bột, nhất thời vì những bế tắc không thể giải quyết, những day dứt chất chứa trong lòng họ nếu không được trút bỏ, hẳn như một khối ung nhọt. Chia sẻ với họ về hoàn cảnh gia đình, nắm chắc diễn biến tâm tư, tình cảm của họ để kịp thời động viên, giúp đỡ là những việc thường ngày của Đại úy Ghi.
Những lần năng suất lao động vượt khoán, ông bỏ tiền mua dăm ba cân thịt để anh em phạm nhân cải thiện khiến tình cảm của họ càng ngày càng gắn bó với ông hơn. Trong những ngày lễ tết, gia đình ông lúc nào cũng tấp nập bởi sự ghé thăm của những người một thời được ông giáo dục. Họ lặn lội hàng trăm cây số đến để bày tỏ tình cảm với ông, bằng một chai rượu hay một hộp mứt. Có người chỉ mang một nải chuối trong vườn nhà. Nhưng ông trân trọng tình cảm của họ bởi ông biết, vật chất họ không có, nhưng sự biết ơn của họ với ông là thật lòng.
Suốt cuộc đời làm quản giáo của mình, ông tâm sự, điều ông cảm thấy thành công nhất là đã nhận một người từng là phạm nhân do ông quản lý làm con nuôi và còn lấy tên anh này để đặt tên cho cậu con trai út. Đó là anh Nguyễn Quốc Huy, SN 1983, người Hà Nội, cải tạo ở Trại giam Nam Hà từ năm 2000. Huy vào trại khi chưa tròn 18 tuổi. Anh phạm tội vì đã cùng mẹ cầm 50 tép heroin giúp người cha dượng nghiện ngập. Trước tòa, Huy đã nhận hết tội về mình để người mẹ được tha bổng.
Hoàn cảnh của Huy rất éo le, sau khi con trai vào tù, mẹ anh đã bỏ đi luôn, bỏ mặc luôn thằng con trai dứt ruột đẻ ra, không một lần đoái hoài thăm nom. Huy có nét thư sinh với nước da trắng trẻo, ăn nói hiền lành, lễ phép. Tuy không nói ra nhưng trong lòng vị quản giáo ấy đã dâng lên một niềm thương cảm đối với hoàn cảnh đáng tiếc của Huy. Nếu như anh được sinh ra trong một gia đình tử tế, thì có lẽ Huy đã không phải chôn vùi tuổi xuân đằng sau song sắt.
Nghĩ rằng "thằng bé" này sẽ trở thành người tốt nếu được giáo dục cải tạo, Đại úy Nguyễn Đức Ghi đã quan tâm đến Huy hơn, từ sinh hoạt thường ngày đến công việc lao động, ông luôn dành cho phạm nhân trẻ tuổi này những lời động viên chân thành, có lần được nhận cốc nước trà đường đá đích thân từ tay người cán bộ quản giáo giữa giờ lao động oi ả, mắt Huy rưng rưng xúc động, anh vội quay đi giấu giọt nước mắt đang trực trào ra. Tự trong lòng Huy từ đó cũng nhận thấy sự đối xử ân tình mà anh nhận được từ Đại úy Ghi nên cố gắng cải tạo tích cực.
Khi Nguyễn Quốc Huy được trở về với xã hội, đích thân Đại úy Ghi dẫn anh đi xin việc khắp nơi rồi nhận anh làm con nuôi. Giờ đây, Huy đã trở thành một thành viên trong ngôi nhà của Đại úy Ghi. Hai bên họ hàng nội ngoại đều vui vẻ đón nhận Nguyễn Quốc Huy khiến anh vô cùng cảm động. Đi đâu, ông Ghi cũng tự hào nhắc tới cậu con trai nuôi với niềm tự hào và yêu thương chân thành. Còn Nguyễn Quốc Huy, anh hết mực kính yêu người cha đã từng là người thầy tâm hồn của mình. Ngôi nhà ở Hà Nam của Đại úy Ghi là nơi vợ chồng anh hiện nay đi đi về về mỗi dịp nghỉ lễ. Mỗi khi gia đình có việc hiếu hỉ, anh Huy đều có mặt và thể hiện trách nhiệm rõ rệt của người anh cả trong gia đình.
Các phạm nhân do ông quản lý khi đã hòa nhập cộng đồng, rất nhiều người đã quay lại tìm ông trong đời thường để cảm tạ cái tình, cái nghĩa mà ông đã dành cho họ. Ông không ngại nâng ly với họ, vì thực tế, tội lỗi của họ đã trả xong, nếu tất cả xã hội đều nhìn họ với con mắt định kiến thì họ không thể tự tin làm lại cuộc đời. Hạnh phúc nhất của ông là nhìn thấy những học trò của mình khi được trở về xã hội đã sống, phấn đấu thành người có ích và thành đạt, có thể giúp đỡ gia đình. Luôn tự hào về nghề nghiệp của mình, thế nên Đại úy Ghi đã hướng cho cô con gái yêu theo nghề của bố, dù biết là phải hy sinh.
Nhờ tình yêu thương chân thành của người cha nuôi, anh Huy đã tự tin hòa nhập cuộc sống và có một công việc ổn định. Vợ anh là một giáo viên. Gia đình nhỏ bé của anh giờ đây yên ấm và đầy ắp tiếng cười. Trò chuyện với chúng tôi, anh bảo, trong cái rủi có cái may, tưởng là với mức án không hề nhẹ, tưởng tuổi xuân sẽ bị chôn vùi đằng sau hàng rào dây thép gai, tưởng là ở môi trường trại giam chỉ có kỷ luật thép và sự lạnh lùng, không ngờ anh đã được gặp "bố Ghi", một cán bộ quản giáo giàu lòng nhân ái, như là sự sắp đặt có thiện ý của số phận. Và bước ngoặt cuộc đời anh từ đây đã được rẽ sang trang mới
Theo Cảnh Sát Toàn Cầu
Ý thức được khoảng cách của mình với phạm nhân, ý thức được mình phải có trách nhiệm cải tạo và giáo dục họ, nhưng bao giờ ông cũng đối xử với họ bằng sự chân thành nhất. Ông có niềm tin ở họ, và ngược lại, họ cũng luôn tin cậy, gửi gắm mọi tâm sự buồn vui với ông. Đó chính là bí quyết để Đại úy Nguyễn Đức Ghi cảm hóa được nhiều phạm nhân án dài, phạm trọng tội.
Những ngày Tết Giáp Ngọ, ngồi trò chuyện với ông, được nghe ông kể những khoảnh khắc phạm nhân đón Tết trong trại vô cùng xúc động, mới thấy, để chạm thức được vào trái tim tưởng như đã hóa đá của nhiều phạm nhân, không gì khác là phải dùng chính tình người.
Người quản giáo được nhiều phạm nhân gọi là "bố"
Giờ thì Trại giam Nam Hà đã được xây mới, trên một khu đất rộng, khang trang, sạch đẹp, chứ không phải là những dãy nhà cấp bốn ẩm mốc tường rêu từ cách đây vài chục năm. Là một trong những cán bộ trại giam về nhận công tác từ khi trại mới thành lập, đến khi trại được xây mới thì Đại úy Nguyễn Đức Ghi lại nhận quyết định nghỉ hưu, vì thế, ông nói vui là không được hưởng lộc trại mới, thế nhưng, kết thúc nhiệm kỳ 30 năm công tác của mình, giờ đây Đại úy Nguyễn Đức Ghi có thể ung dung vui cảnh điền viên, vui vầy bên con cháu. Và quan trọng hơn cả, ông đã trở về, tâm hồn vô cùng thanh thản trong tâm thế của một con người đã cứu giúp, đã ươm mầm hướng thiện cho rất nhiều cuộc đời lầm lỗi.
Suốt thời gian công tác, Nguyễn Đức Ghi đã chứng kiến sự hối hận, đã chứng kiến sự trưởng thành của họ, và cùng vui với niềm vui, buồn với nỗi buồn của họ, trong đó có những người từng mắc trọng tội. Sau này được hòa nhập xã hội, họ đã tìm đến ông, có khi chỉ là để nắm lấy tay ông mà xin được gọi ông là "bố".
Cũng là một ngày cận Tết cách đây vài năm, khi đi kiểm tra các buồng giam, Đại úy Nguyễn Đức Ghi tình cờ phát hiện trong một buồng giam có mùi hương trầm thoang thoảng. Bước vào trong, ông nhìn thấy một phạm nhân đang quỳ lạy trước bát hương tự chế. Theo quy định của trại giam thì không được phép thắp hương trong phòng, nhưng trước cảnh tượng xúc động này, ông đã ngồi xuống bên cạnh phạm nhân đó hỏi thăm. Đại úy Ghi vừa cất lời, người này đã òa khóc nức nở như một đứa trẻ và tâm sự, anh ta vừa nhận được tin mẹ mất nên rất đau đớn và khẩn khoản: "Cán bộ hãy cho tôi được thắp hương mẹ một lần, tôi vừa nhận được tin mẹ mất ngày hôm qua. Tôi không thể về chịu tang nên đánh liều thắp hương trong buồng giam, dù biết có thể sẽ phải chịu kỷ luật".
Những lời động viên chân tình của người quản giáo cùng với quyết định sẽ không kỷ luật đã khiến người con vừa mất mẹ càng thêm xúc động. Anh ta ôm chầm lấy người quản giáo mà khóc. Sau này, phạm nhân ấy cải tạo rất tích cực, anh được giảm án liên tục và giờ đã trở thành người tự do, mỗi năm đến ngày tết, anh lại tìm về tận nhà người quản giáo năm xưa đã đối xử với mình bằng tấm chân tình, để biếu dù chỉ là một chai rượu tự nấu với lòng biết ơn vô hạn.
"Kỷ luật thép của trại giam đôi khi biến cán bộ quản giáo dưới góc nhìn của nhiều phạm nhân trở thành những con người chỉ biết thừa hành mệnh lệnh một cách cứng nhắc, lạnh lùng. Và không phải ai cũng đủ kinh nghiệm để nắm bắt tâm lý, tâm tư, tình cảm của phạm nhân để mà uốn nắn, giáo dục họ, nhưng một khi đã nắm bắt, đã chiếm được tình cảm, sự tôn trọng của các phạm nhân thì việc giáo dục, động viên họ sẽ dễ như trở bàn tay" - Đại úy Nguyễn Đức Ghi tâm sự.
Lấy tên phạm nhân đặt tên cho con
Nhận một người từng là phạm nhân do mình quản lý làm con nuôi và còn đặt tên cho con trai theo tên của phạm nhân ấy là một câu chuyện hy hữu mà tôi được nghe từ ông. Coi ông như một người thầy, một người cha đáng kính, thế nên dưới sự giáo dục của ông, nhiều phạm nhân ngang bướng và hay có hành vi chống đối cảm thấy xấu hổ trước sự nhân từ của ông.
Không nói suông, cũng không đao to búa lớn, bằng những hành động nhỏ nhất, ông đã khiến nhiều phạm nhân rơi nước mắt khi được nhận viên thuốc lúc ốm đau hay nhận được cốc nước đường đá từ chính tay ông mang tới để giải khát trong những giờ lao động giữa ngày hè nóng bức. Mỗi phạm nhân là một số phận, một hoàn cảnh. Có người bản chất tốt nhưng phạm tội bồng bột, nhất thời vì những bế tắc không thể giải quyết, những day dứt chất chứa trong lòng họ nếu không được trút bỏ, hẳn như một khối ung nhọt. Chia sẻ với họ về hoàn cảnh gia đình, nắm chắc diễn biến tâm tư, tình cảm của họ để kịp thời động viên, giúp đỡ là những việc thường ngày của Đại úy Ghi.
Những lần năng suất lao động vượt khoán, ông bỏ tiền mua dăm ba cân thịt để anh em phạm nhân cải thiện khiến tình cảm của họ càng ngày càng gắn bó với ông hơn. Trong những ngày lễ tết, gia đình ông lúc nào cũng tấp nập bởi sự ghé thăm của những người một thời được ông giáo dục. Họ lặn lội hàng trăm cây số đến để bày tỏ tình cảm với ông, bằng một chai rượu hay một hộp mứt. Có người chỉ mang một nải chuối trong vườn nhà. Nhưng ông trân trọng tình cảm của họ bởi ông biết, vật chất họ không có, nhưng sự biết ơn của họ với ông là thật lòng.
Suốt cuộc đời làm quản giáo của mình, ông tâm sự, điều ông cảm thấy thành công nhất là đã nhận một người từng là phạm nhân do ông quản lý làm con nuôi và còn lấy tên anh này để đặt tên cho cậu con trai út. Đó là anh Nguyễn Quốc Huy, SN 1983, người Hà Nội, cải tạo ở Trại giam Nam Hà từ năm 2000. Huy vào trại khi chưa tròn 18 tuổi. Anh phạm tội vì đã cùng mẹ cầm 50 tép heroin giúp người cha dượng nghiện ngập. Trước tòa, Huy đã nhận hết tội về mình để người mẹ được tha bổng.
Hoàn cảnh của Huy rất éo le, sau khi con trai vào tù, mẹ anh đã bỏ đi luôn, bỏ mặc luôn thằng con trai dứt ruột đẻ ra, không một lần đoái hoài thăm nom. Huy có nét thư sinh với nước da trắng trẻo, ăn nói hiền lành, lễ phép. Tuy không nói ra nhưng trong lòng vị quản giáo ấy đã dâng lên một niềm thương cảm đối với hoàn cảnh đáng tiếc của Huy. Nếu như anh được sinh ra trong một gia đình tử tế, thì có lẽ Huy đã không phải chôn vùi tuổi xuân đằng sau song sắt.
Nghĩ rằng "thằng bé" này sẽ trở thành người tốt nếu được giáo dục cải tạo, Đại úy Nguyễn Đức Ghi đã quan tâm đến Huy hơn, từ sinh hoạt thường ngày đến công việc lao động, ông luôn dành cho phạm nhân trẻ tuổi này những lời động viên chân thành, có lần được nhận cốc nước trà đường đá đích thân từ tay người cán bộ quản giáo giữa giờ lao động oi ả, mắt Huy rưng rưng xúc động, anh vội quay đi giấu giọt nước mắt đang trực trào ra. Tự trong lòng Huy từ đó cũng nhận thấy sự đối xử ân tình mà anh nhận được từ Đại úy Ghi nên cố gắng cải tạo tích cực.
Phạm nhân Trại giam số 5 trong giờ lao động.
Khi Nguyễn Quốc Huy được trở về với xã hội, đích thân Đại úy Ghi dẫn anh đi xin việc khắp nơi rồi nhận anh làm con nuôi. Giờ đây, Huy đã trở thành một thành viên trong ngôi nhà của Đại úy Ghi. Hai bên họ hàng nội ngoại đều vui vẻ đón nhận Nguyễn Quốc Huy khiến anh vô cùng cảm động. Đi đâu, ông Ghi cũng tự hào nhắc tới cậu con trai nuôi với niềm tự hào và yêu thương chân thành. Còn Nguyễn Quốc Huy, anh hết mực kính yêu người cha đã từng là người thầy tâm hồn của mình. Ngôi nhà ở Hà Nam của Đại úy Ghi là nơi vợ chồng anh hiện nay đi đi về về mỗi dịp nghỉ lễ. Mỗi khi gia đình có việc hiếu hỉ, anh Huy đều có mặt và thể hiện trách nhiệm rõ rệt của người anh cả trong gia đình.
Các phạm nhân do ông quản lý khi đã hòa nhập cộng đồng, rất nhiều người đã quay lại tìm ông trong đời thường để cảm tạ cái tình, cái nghĩa mà ông đã dành cho họ. Ông không ngại nâng ly với họ, vì thực tế, tội lỗi của họ đã trả xong, nếu tất cả xã hội đều nhìn họ với con mắt định kiến thì họ không thể tự tin làm lại cuộc đời. Hạnh phúc nhất của ông là nhìn thấy những học trò của mình khi được trở về xã hội đã sống, phấn đấu thành người có ích và thành đạt, có thể giúp đỡ gia đình. Luôn tự hào về nghề nghiệp của mình, thế nên Đại úy Ghi đã hướng cho cô con gái yêu theo nghề của bố, dù biết là phải hy sinh.
Nhờ tình yêu thương chân thành của người cha nuôi, anh Huy đã tự tin hòa nhập cuộc sống và có một công việc ổn định. Vợ anh là một giáo viên. Gia đình nhỏ bé của anh giờ đây yên ấm và đầy ắp tiếng cười. Trò chuyện với chúng tôi, anh bảo, trong cái rủi có cái may, tưởng là với mức án không hề nhẹ, tưởng tuổi xuân sẽ bị chôn vùi đằng sau hàng rào dây thép gai, tưởng là ở môi trường trại giam chỉ có kỷ luật thép và sự lạnh lùng, không ngờ anh đã được gặp "bố Ghi", một cán bộ quản giáo giàu lòng nhân ái, như là sự sắp đặt có thiện ý của số phận. Và bước ngoặt cuộc đời anh từ đây đã được rẽ sang trang mới
Theo Cảnh Sát Toàn Cầu
0 nhận xét:
Đăng nhận xét